Nhà xe - Tiện nghi

Nhà xe - Tiện nghi
Giá bán lẻ:
68,000 đ
/hộp
Tình trạng:
Còn hàng
Địa chỉ mua hàng:
Showroom 1:

Số 15A Ngõ 214 Nguyễn Xiển, Q.Thanh Xuân, Hà Nội

-Ms. Thủy:0988 268 139

Hộp trọn bộ gồm có:
Lễ cúng:

Cách chuẩn bị mâm lễ cúng cho ngày rằm tháng 7 chuẩn nhất

 

Rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng. Đây là thời điểm các gia đình thể hiện lòng thành kính lên đức Phật, chư vị thần linh; báo hiếu gia tiên và đồng thời phát lộc cho các vong hồn được xá tội.

Trong ngày rằm tháng 7, hay còn gọi là lễ xá tội vong nhân, người Việt lại làm mâm cơm để tưởng nhớ đến người thân và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.

Dưới đây là tổng hợp cách thức chuẩn bị mâm cỗ cúng cho Đức Phật, gia tiên và cô hồn cùng các lưu ý quan trọng trong việc lễ bái vào ngày rằm tháng 7.

Mâm cúng Phật

Đối với những gia đình theo đạo Phật thì rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.

Ngày Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Vì vậy, vào ngày lễ Vu Lan, bạn chỉ cần sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

Image removed.

Một mâm cỗ cúng rằm tháng 7 rất tươm tất được đăng trên mạng xã hội (ảnh facebook Trần Ngọc Diệp)

 

Image removed.

 

Lúc làm lễ cúng nên đọc một khóa kinh Vu Lan để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh và cũng là một cách giúp hiểu hơn về ngày lễ này. Một điều cũng cần đặc biệt chú ý nữa là theo quan niệm từ lâu đời mâm cúng Phật nên làm vào ban ngày.

Cúng thần linh và gia tiên

Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, đến những vật hiện đại như xe cộ, điện thoại... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ giống như người Dương trần.

Các gia đình có thể làm một mâm cơm mặn với đủ các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho,… và đồ vàng mã theo nhu cầu sinh thời của người đã khuất.

Image removed.

Mâm cỗ cúng với đủ các món mặn (ảnh facebook Vũ Hương)

 

Image removed.

 

Ngày rằm tháng 7 cũng là dịp thể hiện tấm lòng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
của con cháu đối với ông bà, tổ tiên (ảnh facebook Rùa Béo)

 

Mâm cúng chúng sinh

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Rằm tháng 7 còn gọi là ngày “Xá tội vong nhân”, tức là ngày mà Diêm Vương mở cửa địa ngục cho các vong hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái ở kiếp trước...

Image removed.

Mâm cúng chúng sinh là đồ chay để không khơi dậy "tham, sân, si"

Image removed.

Món cháo loãng không thể thiếu trong trong lễ cúng cô hồn

 

Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên. Vì vậy, dân gian thường làm một mâm lễ cho các vong hồn này để chúng không quấy nhiễu dương gian.

Trái với mâm cúng Phật và gia tiên. Lễ cúng cô hồn được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7.

Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có:

Muối gạo (1 dĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)

Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)

Hoa quả (5 loại 5 mầu)

12 cục đường thẻ

Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...)

Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo

Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)

Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.....

Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, heo. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.

Món cháo loãng không thể thiếu trong trong lễ cúng cô hồn, bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.

Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.

Sưu tầm

Bài cúng:

Văn khấn cúng cô hồn: Ta có thể đọc bài văn khấn dưới đây hoặc tụng nghi thức cúng thí thực cô hồn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nhật tụng.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn Nam Bắc Đông Tây

Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đau

Chết đâm chết chém, chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

 

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hoà hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hoá kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:....................................

Vợ/Chồng:...............................

Con trai:.................................

Con gái:..................................

Ngụ tại:...................................

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

2. Văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng 7

Mâm cúng tổ tiên, thần linh tại gia thường là cỗ mặn và hương hoa, vàng mã, trầu cau, đèn, nến...

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm ....

Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

3. Văn tế khấn tổ tiên ngày rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng Bảy năm ....

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Dương. Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Bài viết mang tính chất tham khảo dành cho những người quan tâm!

Tích:

Truyền thuyết ngày lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan mang tính chất là ngày lễ báo hiếu - một trong những lễ vô cùng quan trọng của Phật giáo. Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.

Image removed.

Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó". 

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này gọi làVu Lan Bồn Pháp. Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Truyền thuyết ngày Xá tội vong nhân

Theo tín ngưỡng dân gian, lễ Xá tội vong nhân là đến ngày Rằm tháng Bảy, những vong hồn còn lang bạt nơi trần gian chưa về với cõi âm sẽ được bắc cầu cho siêu độ. Cũng có quan điểm cho rằng đây là ngày cõi âm mở cửa địa ngục để các linh hồn được siêu thoát, về cõi trần để tái sinh. Để cho các vong hồn này không quấy nhiều đời sống và có thể siêu thoát thì người ta cúng cháo loãng, gạo, bỏng, muối… 

Truyền thuyết khác nói rằng, phật A Nan Đà khi đang ngồi trong tịnh thất thì có một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hiện lên báo, 3 ngày nữa ông sẽ chết và hóa thành quỷ đói. Cách duy nhất để sống đó là cúng cho bọn quỷ đói thức ăn để được tăng thọ. Ngài còn được Phật truyền cho bài chú "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước.

Nét văn hóa truyền thống

Vào ngày Rằm tháng Báy, những gia đình có điều kiện đều cúng hai mâm: một mâm cúng tổ tiên tại bàn thờ và một mâm cúng chúng sinh gọi là cúng cô hồn đặt ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào xẩm tối vì lúc này mặt trời đã lặn, cửa âm phủ đã đóng. 

Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày một mâm cỗ mặn, tiền vàng và những vật dụng cá nhân dành cho người cõi âm làm bằng giấy (vẫn gọi là đồ hàng mã) những mong người thân đã mất có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ ở cõi âm giống như người dương thế.

Trên mâm cúng chúng sinh, lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu, các loại bỏng gạo, ngô khoai, bánh kẹo, cháo trắng hoặc cháo hoa, tiền vàng, nước lã hoặc rượu, cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà khắp tứ phía sau khi cúng xong) và còn có thể cài thêm cả chút tiền lẻ.

Ngoài ra, vào ngày này, tại các chùa người ta cũng làm lễ phóng sinh, thả chim, thả cá về với môi trường sống của chúng. Trong ngày lễ Vu Lan, vốn được coi là ngày dành cho mẹ, những người có mẹ còn sống sẽ cài một bông hồng đỏ lên áo và những người mẹ đã mất sẽ đeo một bông hồng trắng, tới chùa cầu kinh để linh hồn mẹ được an lành, siêu thoát.

Image removed.

Vu Lan trong văn hóa, sử sách

Lễ Vu Lan - Ullumbama (S) - có nghĩa là “cứu đảo huyền, giải thống khổ” (theo Đại tạng kinh tập 16, 779 hạ - Trúc pháp Hộ). 

Kinh Vu Lan Bồn (Ullumbama sutra) ghi: Tôn giả Mục Kiền Liên dùng "thiên nhãn" quan sát cõi âm thấy thân mẫu - Thanh Đề đang bị đày, đau ốm gầy còm. Thương mẹ, Tôn giả mang cơm dâng mẹ, nhưng do ác nghiệp thụ báo nên cơm đều biến thành lửa, không sao ăn được, Tôn giả đau xót vô cùng. Vì muốn cứu giúp thân mẫu thoát khỏi nỗi thống khổ đó nên Tôn giả Mục Kiền Liên cầu thỉnh Phật chỉ bầy cho cách cứu độ. Đức Phật dạy rằng: Ngày rằm tháng Bảy là ngày Tự tứ của chủ tăng. Hãy sắm sửa đủ lễ vật rồi đặt vào trong chậu Vu Lan mang đến cúng, dâng chủ tăng để chuyển nghiệp tham, sân, si ở nơi vong nhân, sẽ cứu được cha mẹ bẩy đời của mình. Tôn giả thành tâm làm theo và cứu được mẹ thoát khỏi âm cung. 

Trong Bách Trượng Thanh Quy 7 (chương Nguyệt phân tu tri), tổ Bách Trượng còn nêu rõ: “Ngày rằm tháng Bảy, chư Tăng giải chế vào buổi chiều lập hội Vu Lan Bồn, tụng kinh trì chú cúng thí thực”. Cách thức cúng dàng chư Tăng trong ngày Tự tứ (rằm tháng Bảy) là để cầu siêu độ tận cho tất cả gọi là Pháp hội Vu Lan Bồn. Lễ hội này mang đậm tính báo hiếu. 

Ý nghĩa của lễ cúng cô hồn mang đậm tính chất bá thí, bá ân. Trong Phật môn thường gọi lễ cúng này là “Phóng Diệm Khẩu” hay “Thí thực khoa” có thể xem là một phụ đề của lễ Vu Lan Bồn được cử hành trong cùng một ngày. Dân gian còn gọi là “lễ cúng cô hồn” hay “thí thực cô hồn” và triển khai rộng thêm thành “xá tội vong nhân”, tha tội cho những người đã mất. 

 

Vào ngày lễ, người ta lập đàn cầu nguyện cho các oan hồn siêu thoát. Thức ăn cúng dường (lễ vật) chỉ cần gạo, muối và nước uống sạch, tục cúng cháo, tục đốt mã.

Lễ Vu lan tổ chức tại chùa có ý nghĩa về nội dung là "mở cửa ngục" nhằm xá tội vong nhân. Trên bàn cúng vong thường có bày "lục cúng": Hương, nến, hoa quả, oản và nước. Còn có một số bát úp trên bàn, bên trong có đặt tờ giấy ghi chữ "NGỤC"; có kèm theo tờ số ghi rõ tên tuổi, quê quán của vong cùng lễ vật dâng cúng. Nhà chùa quan niệm đây là việc làm nhân nghĩa, vì vậy tổ chức lễ với các nghi thức bao giờ cũng đầy đủ và chu đáo. 

Tại nước ta, truyền thống thờ cúng ông bà, tổ tiên đã có từ lâu đời, đến khi Phật giáo du nhập, truyền thống ấy càng phát huy thành đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Kính trọng ông bà, cha mẹ đang hiện hữu và kính trọng ông bà, cha mẹ tổ tiên đã quá cố. Đối với cha mẹ phải hết lòng chăm sóc hiếu dưỡng. Đối với người thân đã khất hồn bất hạnh, người Việt thường tổ chức trai đàn thí thực (Mông Sơn). 

Sách Đại Việt Sử ký của Ngô Sĩ Liên còn ghi hai việc đáng quan tâm: Vua Lý Nhân Tông (1072-1127) đã bãi dịp Trung nguyên yến tiệc chúc tụng của bách quan văn võ đối với mình để làm lễ Vu Lan Bồn cầu siêu cho thân mẫu. 

Vua Lý Thần Tông (1128-1138) cũng bỏ yến tiệc của bách quan văn võ vào dịp trung nguyên để thiết lễ Đại trai đàn, cầu siêu cho phụ hoàng là vua Lý Nhân Tông. 

Mùa lễ Vu Lan báo hiếu năm 2005, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có công văn số 235-CV/HĐTS, ngày 1/7/2005 đề nghị lên Thủ tướng Chính phủ về việc làm lễ cầu siêu cho đồng bào và chiến sĩ trận vong tại khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đề nghị của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và từ đó đến nay cứ vào dịp tháng bẩy nhiều địa phương tổ chức lễ cầu siêu (có xuất xứ từ Lễ Vu Lan) để tri ân - báo ân đối với các anh hùng, liệt sĩ và người có công nhân ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7, hoà cùng các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”. 

Lễ Vu Lan là dịp gặp gỡ, đối thoại, giao lưu, chia sẻ giữa thế hệ này với thế hệ khác, giữa đời này với đời sau. Ngày này mọi người cùng tôn vinh các giá trị truyền thống cha ông, các giá trị văn hoá tình người trong ý nguyện tất cả là “Đồng bào” là cha, là mẹ, là anh em, là thân bằng quyến thuộc, giữa người còn và kẻ đã khuất, trong ý niệm tâm linh cầu nguyện dựng xây cuộc sống tốt đẹp.

Sưu tầm