Bộ cúng Thần tài
Số 15A Ngõ 214 Nguyễn Xiển, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
-Ms. Thủy:0988 268 139
Theo dân gian, Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình. Ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng được dân gian xem là ngày vía Thần Tài. Dưới đây là hướng dẫn của chuyên gia phong thủy xung quanh các nghi lễ thờ cúng Thần Tài.
Lau dọn bàn thờ Thần Tài
Hàng tháng người kinh doanh, buôn bán nên lau bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa vào ngày cuối tháng. Nước lau rửa bao sái ban Thần Tài là nước ngũ vị hương đun lên từ 5 loại lá hương liệu gồm hồi khô, quế khô, hương nhu, lá sả, lá mùi ( hoặc lá bưởi tùy mùa). Không nên lau rửa bàn thờ bằng rượu gừng nếu bàn thờ bằng gỗ sẽ làm hỏng ban thờ, tắm tượng sứ rượu gừng thì không sao.
Tuy nhiên cần nhớ 1 năm 12 tháng ta chỉ tắm cho tượng 5 lần/1 năm và tắm tượng vào các ngày 10 hàng tháng. Khăn lau bàn thờ riêng,khăn tắm tượng Thần Tài - Thổ Địa riêng, những chiếc khăn này tuyệt đối không được cùng dùng vào việc khác.
Tránh để các con vật chó, mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.
Chuẩn bị đồ cúng Thần Tài
Ngày vía của Thần Tài đồ lễ gồm: 1 lọ hoa, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.
Ngoài ngày vía chính của Thần Tài là ngày mùng 10 Tết, người dân vẫn chọn ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng để cúng Thần Tài, cầu xin cho may mắn về tài lộc trong tháng đó.
Đồ cúng thường là các món ăn ngon như heo quay, vịt quay, gà sống luộc ngậm hoa hồng, hoa quả, nước sạch… Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món cua biển và heo quay, bánh bao nhân thịt trứng và chuối chín vàng.
Tôn nhang bát hương thờ Thần Tài - Thổ Địa và thỉnh Thần Tài, Thổ Địa
Khi thỉnh tượng Thần Tài, Thổ Địa ngoài cửa hàng về cần gói bọc trong giấy đỏ, lụa vàng hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần” và nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài, an vị Thổ Địa.
Nếu gia đình có điều kiện mời được Sư tăng hoặc Pháp Sư tôn nhang bát hương và "Chú Nguyện nhập Thần" - "Thỉnh Thần nhập tượng" tại gia thì càng tốt.
Khi bát hương và tượng mang từ chùa về nhà dùng nước nước ngũ vị hương đun lên từ 5 loại lá như trên tắm tượng và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn, lần sau cúng vái bình thường. Ai muốn thờ Thần Tài Thổ Địa đều phải thực hiện như trên Thần Tài, Thổ Địa mới có linh khí.
Khi thỉnh Thần Tài, Thổ Địa cũng có Thần Tài, Thổ Địa hợp với gia chủ, cũng có Thần Tài, Thổ Địa không hợp với gia chủ, chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa mặt tươi cười, mặt sáng sủa, mắt nhìn thẳng hoặc nhìn lên không nhìn xuống dưới. Tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.
Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ. Thần Tài, Thổ Địa không thể cho hay biếu người khác, phải tự gia chủ thỉnh về.
Bài trí ban thờ Thần Tài
Đặt bàn thờ Thần Tài Thổ Địa: Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính hoặc gần cửa chính đều được.
Bàn thờ là một chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng, bên trong khảm là bài vị Thần Tài. Trước bài vị là bát hương kê trên một khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.
Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm bài vị Thần Tài như đã nói ở phần trên. Hai bên, bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, bên phải là ông Địa . Ở giữa hai ông là một hũ tiền xu bằng đồng, một hũ gạo, một hũ muối. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay.
Giữa bàn thờ là một bát hương, để tránh động bát hương khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo 502 dán dính bát hương xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát hương gọi là bị động bát hương, mọi chuyện trở nên trục trặc ngay sau đó.
Theo nguyên lý ”Đông Bình - Tây Quả”, các bạn đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái (nhìn từ ngoài vào). Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây) nếu không cũng nên có 3 loại quả cho màu sắc tươi tắn.
Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình vòng cung ta nên bày như vậy.
Ý niệm rất quan trọng trong tâm linh. Bàn thờ nào nước cũng đều phải bài trí theo thế Minh đường tụ thủy. Trên mặt đất Tam cước thiềm thừ (tức cóc vàng ba chân) để bên trái (từ ngoài nhìn vào), miệng ngậm tiền chầu mặt vào bát hương.
Tỳ hưu còn gọi là Kỳ Hưu để bên phải, mặt nhìn ra cửa chính hoặc cửa phòng hút tài khí từ đường vào, Tỳ Hưu có thể để trên mặt đất, có thể để cùng trên ban thờ đều được. Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước (cái này làm Minh Đường Tụ Thủy - Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi, bên trong thả 8 đồng càn khôn tiền xu đồng ngoài tròn có xuyên lỗ vuông).
Tuy nhiên chúng ta nhớ cân bằng yếu tố Thủy và Hỏa trên bàn thờ - bát hương - đèn - nến biểu trưng cho tính hỏa nên nếu bát hương nhỏ ta làm bát nước nhỏ, bát hương lớn ta mới đặt âu nước hay bát nước lớn nhưng vẫn chỉ được có đường kính bằng đường kính bát hương.
Trên nóc bàn thờ Thần Tài, người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương - Tà Thần tài Di Lặc (tuy nhiên cách bài trí này chủ áp dụng cho trang thờ Nhất vị Thần Tài hoặc trang thờ Nhị vị Thần Tài, với những trang thờ Tam Tài thì tuyệt đối không làm như vậy vì kị Tứ Thần). Khi thờ Tam Tài có thể dán các câu chú Phạn tự để tăng thêm phần bảo vệ cho gia chủ tránh khỏi tai ách và hướng tới Thiện Tài.
Thường ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h - 7h và chiều tối từ 6h - 7 giờ, mỗi lần đốt 5 cây nhang. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa và chưng thờ nải chuối chín vàng có hương thơm.
Văn khấn nhị vị Thần Tài vị tiền thổ địa
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương Trời con lạy mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
-Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
-Con kính lạy Bản Cảnh Thành hoàng Chư vị đại vương.
-Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
-Con kính lạy ngài Thần Tài vị tiền tiếp dẫn Tài Thần
-Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
-Con kính lạy
Tín chủ con là:…………………………………Tuổi:…………………..
Ngụ................
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần giá lâm trước ban án thờ thụ hưởng lễ vật.
*Lưu ý: Nếu thờ THẦN TÀI và THỔ ĐỊA phải đọc là: Kính mời NHỊ VỊ THẦN TÀI VỊ TIỀN THỔ ĐỊA và chư vị tôn Thần giá lâm trước ban án thờ thụ hưởng lễ vật.
Cúi xin Thần Tài (nếu thờ 2 vị phải đọc... cúi xin Nhị vị Thần Tài Thổ Địa ...) thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, tâm thiện tích phúc, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Nguồn gốc của ngày vía Thần Tài
Tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc. Thần Tài là vị thần cai quản tiền bạc và của cải. Có rất nhiều sự tích kể về Thần Tài nhưng biết đến nhiều nhất là câu chuyện kể về Triệu Công Minh, người đã giúp Khương Tử Nha đánh Trụ Vương. Sau khi tử trận, Triệu Công Minh được phong làm Chính Nhất Long Hồ Huyền chân quân, thống lĩnh bốn vị thần trên trời là Chiêu Bảo – Nạp Trân – Chiêu Tài – Lợi Thị. Vì thế mà ông được cho giữ chức vụ cai quản tiền bạc, của cải. Trong dân gian, mọi người thường thờ cúng Thần Tài để cầu mong tài lộc, may mắn sẽ đến với họ.
Ngoài ra, còn một câu chuyện khác về ngày Thần Tài: Một lần do uống rượu quá say, vị Thần Tài lỡ chân ngã xuống trần gian và bị mất trí nhớ, quên mất mình là ai. Sống lang thang và không biết làm việc gì, ông đi ăn xin để sống qua ngày.
Gặp một vị chủ quán tốt bụng, ông được mời vào và ăn một bữa thịnh soạn. Quán đang rất vắng khách nhưng khi ông lão ăn xin bước vào thì bỗng dưng khách ra vào tấp nập, để ý thấy điều này ông chủ quán giữ ông lão ở lại để việc làm ăn buôn bán được thuận lợi.
Thần tài là vị thần cai quản vàng bạc, của cải trong gia đình. Ảnh minh họa
Sau một thời gian ông lão ăn xin bắt đầu nhớ lại được mọi chuyện và trở về trời. Ngày ông bay về trời là ngày mùng 10, vì thế mà dân gian đã xem ngày 10 hằng tháng là ngày Thần Tài. Ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch là ngày vía Thần Tài đầu tiên của năm.
Cũng có sách viết rằng có một người lái buôn Trung Hoa tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo tình cờ gặp Thủy Thần và được thần cho một người gia nhân tên là Như Nguyện. Âu Minh đem Như Nguyện về nuôi ở trong nhà, từ đó công việc làm ăn của Âu Minh mỗi ngày một phát đạt.
Trong một ngày Tết, vì một lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi bèn chui vào đống rác và biến mất. Từ đó, Âu Minh làm ăn thua lỗ, chẳng mấy chốc nghèo xác nghèo xơ. Dân gian coi Như Nguyện là Thần Tài và lập bàn thờ Như Nguyện, cũng chính vì thế mà bàn thờ Thần Tài thường nằm ở một góc khuất trong nhà. Theo điển tích này, trong 3 ngày Tết có tục kiêng quét nhà, hốt rác vì sợ làm mất Thần Tài ẩn trong đống rác.
Ý nghĩa ngày vía Thần Tài
Ngày vía Thần Tài vô cùng quan trọng với giới doanh nhân, thương nhân. Đây không chỉ là ngày cảm ơn Thần Tài đã phù hộ cả 1 năm qua mà còn là ngày mong đổi vía, lấy vía của Thần Tài để phù hộ cho gia chủ 1 năm làm ăn sung túc.
Đầu năm, hầu hết các gia đình người Việt đều có lễ đón Thần Tài theo phong tục dân gian cho rằng đầu năm cần chào đón Thần Tài từ thiên đình về hạ giới. Lịch trình cụ thể là mùng 2 làm lễ đón Hỷ thần (thần may mắn, hạnh phúc), mùng 3 đón Tài thần (thần tài lộc), mùng 4 đón tiếp các vị thần khác từ thiên đình về hạ giới, mùng 5 là ngày phá trừ, dỡ bỏ đồ cúng. Riêng với các cửa hàng kinh doanh thì cúng Thần Tài hằng ngày.
Người dân mua vàng ngày vía thần tài để mong may mắn tài lộc trong năm. Ảnh minh họa
Người dân thường đi mua vàng trong ngày "vía Thần Tài" mùng 10 tháng Giêng, mong được may mắn tài lộc trong năm mới.
Tuy nhiên, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, việc mua vàng đầu năm cũng được coi là một hình thức tiết kiệm của người Việt Nam.
Trong tâm lý, thói quen của người Việt, vàng vẫn được coi là kênh đầu tư và "giữ tiền" an toàn nhất. Hầu như trong mỗi gia đình được coi là đủ điều kiện thì đều có một vài chỉ vàng "giắt lưng" đề phòng khi cần chi tiêu.
Sưu tầm